Các phiên bản Xe_tăng_Zulfiqar

Có ba biến thể khác nhau của Zulfiqar.

  • Zulfiqar 1: là mẫu thiết kế đầu tiên trong dòng xe tăng Zulfiqar của Iran. Chiếc xe tăng này sử dụng nhiều bộ phận từ MBT M-60 của Mĩ và T–72 của Liên Xô, được sản xuất tại Iran. Trọng lượng của Zulfiqar 1 khoảng 40 tấn, được điều khiển bởi một kíp lái gồm ba thành viên: trưởng xe, pháo thủ và lái xe. Toàn bộ xe và tháp pháo được bọc giáp, tuy nhiên không rõ lớp giáp này dày bao nhiêu. Hỏa lực của xe gồm một pháo nòng trơn 125mm và thiết bị nạp đạn tự động (tương tự với pháo của xe tăng T-72). Ngoài ra, còn có súng máy phòng không 12,7mm trên nóc tháp pháo. Hệ thống điều khiển hỏa lực có nguồn gốc từ Slovenia. Còn hệ thống giảm xóc cho xe lại được chế theo thiết kế của xe tăng M-60. Zulfiqar 1 trang bị một động cơ diesel V12 (chưa rõ loại) 1.000 mã lực. Tốc độ của xe đạt khoảng 60–70 km/giờ. Tầm hoạt động 500 km.[3]
  • Zulfiqar 2: là bước phát triển tiếp theo và không có quá nhiều sự thay đổi so với Zulfiqar 1. Dù vậy, Zulfiqar 2 vẫn có những điểm cải tiến. Hỏa lực của xe là pháo nòng trơn 125mm nhưng bỏ thiết bị nạp đạn tự động hoặc thay thế. Phần tháp pháo được làm mới, dài hơn và lớn hơn. Khung gầm xe được mở rộng và thay thế động cơ mới. Trên thực tế, Zulfiqar 2 là "bước đệm" cho sự ra đời của biến thể Zulfiqar 3.[3]
  • Zulfiqar 3: là thiết kế hoàn toàn dựa trên dòng Zulfiqar, tuy nhiên nó vẫn có hình dáng giống xe tăng chiến đấu hiện đại của quân đội Mĩ M–1 Abram. Giáp bảo vệ của Zulfiqar 3 được cải tiến tốt hơn so với Zulfiqar 1, phần giáp trước thân xe được gia cố lớp giáp tổng hợp. Vũ khí chính của Zulfiqar 3 là pháo nòng trơn 125mm, nhưng phía Iran chưa công bố có hay không thiết bị nạp đạn tự động. Hệ thống điều khiển hỏa lực cũng được nâng cấp. Động cơ tương tự với loại này được lắp trên Zulfiqar 2.[3]
Zulfiqar 1 nhìn từ phía sauZulfiqar 1 nhìn từ phía trước